Cầu trục dầm đôi – Độ bền cực cao, chất lượng tốt tại Việt Dương

Cầu trục dầm đôi là thiết bị nâng – hạ và di chuyển vật liệu, hàng hóa trong công nghiệp được ưa chuộng. Đồng thời sản phẩm được sử dụng trong các nhà xưởng có quy mô vừa và lớn bởi có độ bền cực cao và chất lượng. Bài viết sau Công ty TNHH Công nghiệp nặng Việt Dương giới thiệu cầu trục dầm đôi cùng nhiều đặc điểm nổi bật khác!

Cầu trục dầm đôi là gì?

Cầu trục là một trong những thiết bị nâng – hạ, di chuyển hàng hóa và vật liệu được ứng dụng phổ biến trong các nhà xưởng hiện nay. Cầu trục dầm đôi chính là một loại cầu trục với thiết kế dầm chính gồm 2 dầm. Bởi vậy mới có tên gọi cầu trục dầm đôi, cầu trục dầm kép hay cầu trục hai dầm.

Cầu trục dầm đôi có nhiều lựa chọn khác nhau về tải trọng, khẩu độ, xuất xứ và nhà sản xuất để phù hợp với khả năng kinh tế cùng nhu cầu sử dụng. Cầu trục dầm đôi có khả năng chịu được tải trọng lớn lên đến hàng trăm tấn với việc nâng – hạ hàng hóa cùng mức độ khác nhau.

Cầu trục dầm đôi có ứng dụng đa dạng từ nhà kho, nhà xưởng cho tới khu vật liệu, nhà máy thủy điện, cảng biển, … Trong đó phổ biến nhất, cầu trục dầm đôi vẫn là sử dụng trong các nhà xưởng.

Cấu tạo của cầu trục dầm đôi

Cấu tạo của cầu trục dầm đôi là sự kết cấu dầm đôi liên kết với nhau thông qua dầm đầu (dầm biên) cầu trục. Ngoài ra cầu trục còn sử dụng thêm bộ phận khác nhằm hỗ trợ nâng hạ và di chuyển hàng hóa dễ dàng hơn.

Sơ lược của cầu trục dầm đôi như sau:

Bộ phận dầm chính

Bộ phận dầm chính đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo của cầu trục dầm đôi. Dầm chính gồm 2 dầm với kích thước, hình dạng giống như nhau. Hai dầm được đặt song song với nhau và gắn kết với nhau thông qua sự liên kết vuông góc bằng bu lông với dầm biên cầu trục.

Liên kết giữa dầm chính với dầm biên bằng bu lông và định vị nhằm đảm bảo mọi thông số kích thước phù hợp với khu vực cần sử dụng. Khả năng chịu tải trọng của hai dầm chính giống nhau.

Quá trình sản xuất dầm chính đòi hỏi người thợ cần phải có tay nghề cùng trình độ chuyên môn cao. Đồng thời còn cần kết hợp quy trình sản xuất khép kín. Mục đích của cầu trục dầm kép là cho palang ngồi và di chuyển trên thanh ray đặt trên đỉnh dầm. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa cầu trục đơn với cầu trục đôi.

Bộ phận dầm biên

Dầm biên là bộ khung của cầu trục dầm đôi, gồm có: khung dầm biên, hộp bánh xe, động cơ giảm tốc. Dầm biên đảm nhiệm hoạt động di chuyển của cầu trục và bộ phận giảm chấn bằng chất liệu cao su được gắn trên hai đầu. Dầm biên liên kết với dầm chính thông qua bu lông ở cường độ cao.

Kích thước của dầm biên sẽ thay đổi tùy thuộc vào tải trọng và khẩu độ của cẩu trục. Dầm biên được thiết kế với kích thước nhỏ lại, ngắn hơn nếu cầu trục có khẩu độ LK ngắn, tải trọng nhỏ. Dầm biên được thiết kế nhằm đảm bảo được độ thẳng vuông góc với bánh xe với mục đích cân bằng giữa hai dầm chính.

Bộ phận palang (xe con)

Bộ phận palang (xe con) của cầu trục dầm kép được thiết kế theo dạng blog đặt ngồi trên khung đỡ. Khung đỡ của xe con được thiết kế 4 bánh xe chịu tải. Bánh xe của bộ phận xe con được dẫn động bằng động cơ. Tang của bộ phận xe con thường là tang kép và động cơ liền hộp giảm tốc hoặc động cơ hộp giảm tốc rời.

Ngoài ra, xe con còn có phụ kiện đồng bộ kèm theo như cáp xích, tủ điện và các thiết bị điều khiển an toàn khác. Palang được lắp đặt phía trên thanh ray đặt bên trên đỉnh dầm để di chuyển hoặc mang hàng hóa. Vì vậy Palang lắp cho cầu trục dầm đôi về khoảng cách bánh xe để vào ray di chuyển cho xe con trên dầm chính cầu trục.

Bộ phận nguồn điện, tủ điện

Bộ phận nguồn điện, tủ điện cho cầu trục dầm đôi cần đảm bảo tính ổn định. Thông thường bộ phận này sử dụng thanh dẫn điện an toàn 3P và 4P để cấp điện cho toàn bộ cầu trục. Tủ điện điều khiển di chuyển được lắp đặt và bố trí tương tự với cầu trục dầm đơn.

Các thiết bị ở Việt Nam được kỹ sư điện đấu nối, đi tủ và lắp đặt cấu hình cùng phụ kiện trong tủ nhập khẩu từ nước ngoài. Hệ điện ngang cấp cho palang thông thường là hệ điện sâu đo, cáp mềm dẹt, máng C… hoặc có hệ điện ngang kiểu xích hộp.

Ngoài những bộ phận kể trên, cầu trục dầm kép còn tạo nên bởi nhiều bộ phận, phụ kiện khác như tời điện hoặc móc điện palang, ray di chuyển cầu trục, cụm hạn chế di chuyển cầu trục, bánh xe di chuyển cầu trục, cụm hạn chế di chuyển xe con, sàn công tắc, …

Ưu điểm của cầu trục dầm đôi

Cầu trục dầm đôi được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong các nhà xưởng. Bởi thiết bị giúp hỗ trợ nâng – hạ và di chuyển hàng hóa theo ý muốn của người điều khiển cùng tải trọng lớn. Một số sản phẩm còn có tải trọng lên đến 500 tấn. Khẩu độ của sản phẩm từ c 2 dầm trên 15 mét. Sản phẩm có ưu điểm gọn nhẹ, lắp đặt dễ dàng, thao tác đơn giản và bảo dưỡng nhanh chóng.

Sản phẩm sẽ hỗ trợ giảm sức lao động trong khuân vác hàng hóa. Hơn nữa sản phẩm còn có thể xếp hàng hóa ở những vị trí cao với sức con người khó thực hiện được. Cầu trục dầm kép là thiết bị tiết kiệm công sức, thời gian, chi phí tối đa, nhân lực cần phải có cho các doanh nghiệp.

Trên chính là những giới thiệu về sản phẩm cầu trục dầm đơn vừa có độ bền bỉ cao và chất lượng từ những vật liệu cấu tạo chắc chắn. Nếu như mong muốn có nhiều thông tin hơn về sản phẩm thì hãy liên hệ hotline 0985 083 458 và sẽ được tư vấn và hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *