Những điều bạn cần biết về Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

thiền viện trúc lâm tây thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được biết đến là ngôi chùa sở hữu lối kiến trúc hoành tráng bậc nhất tại khu vực miền Bắc. Chùa đại diện tinh thần khoáng đạt Thiền phái Trúc Lâm và Trúc Khương Tăng Hội tam tổ sáng lập. Tham khảo ngay những chia sẻ trong bài viết sau nếu bạn muốn hiểu hơn về Thiền viện Trúc Lâm tại Tây Thiên nhé. 

Tổng quan Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

thiền viện trúc lâm tây thiên

Thiền viện Trúc Lâm là thiền viện thuộc thiền Trúc Lâm Yên Tử tại Đại Đình, Tam Đảo. Nơi đây cách Hà Nội tầm 85 km về phía Tây. Cùng Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử và Đà Lạt thì Tây Thiên là một trong ba thiền viện tại Việt Nam lớn nhất. TV Trúc Lâm Tây Thiên xây ngay cạnh KDT Tây Thiên cổ tự (Đền Cô, Chùa Tây Thiên, Thác Bạc, Đền Cậu, Đền Thõng… )

Đây là nơi đào tạo chuyên về Phật giáo có hệ thống. Từ đó, tạo điều kiện cho Phật giáo Việt Nam được phát triển cả về chiều sâu lẫn bề rộng. Đồng thời, đẩy mạnh giao lưu cùng những dòng phật giáo khác tại nước ta. 

Khám phá kiến trúc tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Đại hùng bửu điện (Chính điện) nằm chính giữa của Thiền Viện với diện tích 675m2, chiều cao 17m. Có bốn trụ đỡ, mỗi trụ với đường kính gần 1m nên dành cho khoảng 600 du khách, phật tử ngồi nghe giảng phật pháp hoặc ngồi thiền. Phía trong chính điện để thờ tượng Phật Tổ đặt hai câu đối lớn. 

Phía phải là Lầu Trống và trái tòa chính điện đó là Lầu Chuông. Trống làm từ gỗ mít từ rừng Gia Lai, đường kính 1,5m, dài 2m, trọng lượng chuông khoảng 2 tấn. Nhà Tổ nằm phía sau chính diện thờ tượng của Trúc Lâm tam tổ (Pháp Loa, Trần Nhân Tông, Huyền Quang). 

thiền viện trúc lâm tây thiên

Những bức tượng Phật tại Nhà Tổ và chính điện đều làm từ đá sa thạch (đá người Ai Cập và người Chăm dùng để tạc tượng) với độ bền lâu dài. Tại khu Thiền viện gồm có nhà bán đồ lưu niệm, sách bán kinh phật, nhà ăn phục vụ đồ chay cho du khách cũng như các phật tử, thư viện. 

Ngoài ra còn có thêm Khu nội viện gồm thiền đường, tăng đường, trai đường. Để khách ni ở xa đến và khách tăng có thể nghỉ lại chùa nghiên cứu phật pháp và tham quan, Thiền viện dành ra tầm 40 phòng. Bạn có thể nghỉ lại nơi đây khoảng 1 – 2 tuần. Thiền viện sẽ không thu bất kỳ phí nào nào khi bạn ăn ở tại đây. 

Thời điểm phù hợp nhất để thăm Thiền viện Trúc Lâm tại Tây Thiên

Đi từ Hà Nội tới Thiền Viện Trúc Lâm khoảng 100km. Do đó, bạn hoàn toàn đi và về ngay trong ngày. Mỗi mùa, mỗi tháng tại chùa đều mang tới điều thú vị riêng nên có thể tới bất cứ thời gian nào. Đặc biệt, đối với những người có chuyến đi đến thăm Tam Đảo tự túc nên kết hợp nghỉ và vui chơi qua đêm tại Tam Đảo. Vào ngày hôm sau, du khách có thể tới chùa Tây Thiên để tham quan. 

thiền viện trúc lâm tây thiên

Tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thường là nơi để cộng đồng sinh hoạt tâm linh. Do đó, mỗi ngày tại đây đón tiếp lượng lớn những du khách tới để tham quan. Đặc biệt, những ngày đầu năm có hàng nghìn lượt khách về TV Trúc Lâm Tây Thiên đổ về hành hương cầu hạnh phúc, bình an. 

Trường hợp bạn không ngại đông đúc có thể viếng chùa dịp đầu năm, dịp lễ lớn. Lý do là vì các thời điểm này hoạt động thú vị hơn ngày thường. Bạn sẽ thấy TV Trúc Lâm Tây Thiên với một vẻ khác hoàn toàn. 

Cách đi lại khi đến TV Trúc Lâm Tây Thiên

Có hai cách để bạn có thể đi đến TV Trúc Lâm Tây Thiên. Thứ nhất, đi bằng cáp treo, phương án nhanh gọn khi lên đỉnh Tây Thiên. Bởi thời gian di chuyển chỉ mất tầm 10 phút. Giá vé cáp treo khứ hồi Tây Thiên Vĩnh Phúc là 140.000 VNĐ/ trẻ em và 200.000 VNĐ/người lớn. Còn với giá vé cáp treo một chiều là 80.000 VNĐ/trẻ em, 130.000 VNĐ/người lớn. Riêng trẻ dưới 1m sẽ được miễn phí. 

Thứ hai, đi bộ hợp cho những người thích trải nghiệm, khám phá. Đặc biệt, sức khỏe của bạn cần đảm bảo mới thuận tiện leo bộ lên phía đỉnh Tây Thiên. Quãng đường có tổng 4km đi qua suối, đoạn đường nhiều bóng cây mát mẻ và đẹp. Thời gian để bạn di chuyển lên tới đỉnh tầm 2 – 3 tiếng tùy mức độ ham chơi cũng như sức khỏe. 

Một số lưu ý cần biết khi đến TV Trúc Lâm Tây Thiên

thiền viện trúc lâm tây thiên

Để việc tham quan TV Trúc Lâm Tây Thiên thêm phần thuận lợi hơn, bạn nên ghi nhớ một vài lưu ý sau: 

  • Khi chọn phương tiện cá nhân để di chuyển, đến đầu trung tâm lễ hội của Tây Thiên bạn nên đi thẳng sát vào trong chân núi, không phải đi bộ. 
  • Chọn đường bộ để Chinh phục Tây Thiên, bạn nên đi dép bởi leo núi cần đi qua các đoạn suối dễ ướt giày. 
  • Khi đi vào mùa hè cần chuẩn bị mũ rộng vành, áo dài tay, mang theo cá đồ ăn nhẹ và nước uống. 
  • Đi Tây Thiên hàng năm vào 15,16,17/2 (Âm lịch) để tận hưởng được bầu không khí lễ hội náo nhiệt. 

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Đến với nơi này, bạn còn được tham quan thêm nhiều tổ hợp du lịch khác. Hãy tìm hiểu thật kỹ để chọn cho mình lộ trình phù hợp nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *