Giả thích tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm?

tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm

Nhiệt học là một phần kiến thức quan trọng trong môn vật lý lớp 6. Nó sẽ giúp bạn giải thích tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm một cách dễ hiểu nhất. Ngoài ra thông qua kiến thức về nhiệt học thì mọi người sẽ hiểu hơn về các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống. Vậy nên bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn đọc những kiến thức liên quan đến nhiệt học. Đây không chỉ là một phần quan trọng trong những bài kiểm tra mà nó còn giúp bạn giải thích về những điều thú vị trong tự nhiên. Những điều này không thể bỏ qua vì thế mọi người hãy đọc thật kỹ những thông tin dưới đây nhé.

Lý thuyết về nhiệt học các bạn nên nhớ

Đối với kiến thức vật lý lớp 6 sẽ học những thứ cơ bản về nhiệt học qua các hiện tượng sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng và khí. Bên cạnh đó chúng ta sẽ hiểu được về các quá trình đông đặc, nóng chảy, bay hơi, ngưng tụ ở trong tự nhiên.

Sự nở vì nhiệt

Các chất rắn, lỏng và khí sẽ nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất khác nhau thì sẽ có hiện tượng nở vì nhiệt khác nhau. Sự nở vì nhiệt của chất khí sẽ nhiều hơn chất lỏng và chất lỏng sẽ nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Sự đông đặc và sự nóng chảy

Sự đông đặc là sự chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn. Còn sự nóng chảy là quá trình ngược lại từ thể rắn sang thể lỏng. Phần lớn các chất sẽ nóng chảy và đông đặc ở một nhiệt độ nhất định.Các chất khác nhau thì sẽ có nhiệt độ nóng chảy và đông đặc khác nhau. Trong thời gian vật nóng chảy hoặc đông đặc thì nhiệt độ sẽ không đổi.

Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Đây là hai quá trình của chất lỏng và khí. Sự bay hơi là quá trình chuyển đổi từ chất lỏng sang chất khí. Và ngược lại, sự ngưng tụ sẽ là quá trình chuyển đổi từ trạng thái khí sang lỏng. Tốc độ bay hơi thì sẽ phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng, nhiệt độ và gió.

tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm

Giả thích tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm?

Dựa vào phần lý thuyết ở trên thì chúng ta sẽ giải thích được tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Đây có thể xem là ứng dụng của phần sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Như chúng ta đã nhắc đến ở trên khi nhiệt độ tăng thì chất lỏng sẽ nở ra. Khi chúng ta đun nước cũng thế nước sẽ nở ra. Nếu chúng ta đổ nước quá đầy sẽ làm cho nước tràn ấm. Điều này sẽ khiến cho nước bắn ra ngoài miệng ấm. Nếu người ở gần đó thì rất dễ bị bỏng. Và đồ dùng chúng ta dùng để đun nước như bếp điện hay bếp ga thì cũng có thể gây nên sự hư hỏng. Đặc biệt là khi nước được đun sôi, sự chuyển động của nước sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và có thể tăng nguy cơ gây ra nguy hiểm nhiều hơn. Vì vậy chúng ta không đổ đầy ấm khi đun nước.

tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm

Một số câu hỏi tương tự về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí

Để có thể vận dụng phần lý thuyết ở trên thì chúng ta hãy thử giải thích một số hiện tượng tự nhiên sau đây:

Câu 1:Vì sao ở giữa các đường ray tàu hỏa thì người ta thường làm một khe hở ở giữa các thanh ray?

Câu 2: Vì sao khi đóng chai các loại nước như nước ngọt, nước mắm,.. thì người ta không đổ đầy chai?

Câu 3: Bạn hãy giải thích về nguyên tắc hoạt động của khinh khí cầu

Cầu 4: Bạn hãy giải thích vì sao không nên đổ nước vừa đun sôi vào những cốc thủy tinh? Và vì sao các cốc thủy tinh dày thì dễ vỡ hơn các cốc thủy tinh mỏng khi đổ nước sôi vào cốc cùng một lượng nước, cùng một nhiệt độ?

Câu 5: Có người cho rằng khi một bóng bàn bị bẹp chỉ cần bỏ vào  một cốc nước sôi là bóng có thể trở về hình dạng cũ nhờ sự nở vì nhiệt của vỏ nhựa bóng bàn. Bạn hãy nhận xét nhận định này đúng hay sai và hãy nêu ra một ví dụ để có thể chứng minh điều bạn nói.

Câu 6: Bạn hãy giải thích vì sao khi bơm bánh xe chúng ta không nên bơm quá căng, đặc biệt là mùa hè?

Gợi ý: các bạn hãy dựa vào sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng và khí để giải thích những hiện tượng trên.

Như vậy bài viết cũng đã giải thích tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm cho những ai còn chưa hiểu. Điều này mọi người cũng có thể vận dụng vào cuộc sống để tránh một số trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Ngoài những câu hỏi trên thì trong thực tế cũng có rất nhiều trường hợp phải ứng dụng sự nở vì nhiệt để chúng ta sử dụng các đồ vật một cách hiệu quả nhất. Nhưng thông tin ở trong bài viết hi vọng sẽ giúp mọi người hiểu hơn về sự nở vì nhiệt của các chất rắn lỏng khí. Với những điều chúng tôi chia sẻ ở trên nếu có gì còn chưa hiểu thì mọi người hãy comment ở dưới bài viết này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *